Kiến thức bệnh lý

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Bệnh lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn mãn tính, tức là hệ miễn dịch trong cơ thể rối loạn, không thể nhận diện quen – lạ, nhận diện các tế bào trong người là tác nhân gây hại và tự quay qua tấn công chính cơ thể của mình. Bệnh có thể gây tổn thương lên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Hiện nay, bệnh lupus ban đỏ hiện không thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng nếu kiên trì điều trị theo phác đồ đưa ra chúng ta có thể kiểm soát được bệnh. Đặc biệt là trong giai đoạn bệnh nhẹ và các cơ quan nội tạng, thần kinh chưa bị ảnh hưởng nặng nề.

Vậy câu trả lời cho bệnh lupus ban đỏ có chữa được không đó là chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chỉ có thể kiểm soát bệnh và duy trì sức khỏe của người bệnh trong thời gian nhất định mà thôi. Cách điều trị là giảm thiểu các triệu chứng của bệnh gây ra và ức chế hệ miễn dịch gây tổn thương nặng lên nội tạng. 

Chính vì vậy, nếu có các triệu chứng khó chịu như trên hãy thăm khám bác sĩ kỹ càng và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu. Điều này sẽ giúp kéo dài thời gian phát bệnh hơn.

Dùng thuốc

Lupus là một tình trạng mạn tính cần được quản lý thường xuyên với mục tiêu điều trị là làm cho các triệu chứng thuyên giảm ở mức độ nhẹ nhất, duy trì chức năng các nội tạng, hạn chế các đợt cấp tái phát và hạn chế mức độ ảnh hưởng mà bệnh gây ra cho các cơ quan.

Thuốc có thể được sử dụng trong điều trị bệnh lupus bao gồm

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): như naproxen, ibuprofen được sử dụng để điều trị đau, sưng và sốt liên quan đến bệnh lupus. Tác dụng phụ gồm chảy máu dạ dày, các vấn đề về thận và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.

Thuốc chống sốt rét: như hydroxychloroquine (Plaquenil) giúp kiểm soát các vấn đề nhẹ liên quan đến bệnh lupus về da và khớp, điều trị mệt mỏi và lở miệng. Hydroxychloroquine thường gây tác dụng phụ khó chịu ở dạ dày và có thể tổn thương võng mạc mắt.

Corticosteroid: như prednisone và các thuốc ức chế miễn dịch như mycophenolate, methotrexate được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát tình trạng viêm, ngăn ngừa các đợt bệnh lupus tái phát.

Kháng thể đơn dòng: như belimumab (Benlysta), rituximab (Rituxan) làm giảm hoạt động của tế bào bạch cầu tạo ra các tự kháng thể, giảm các triệu chứng bệnh lupus.

lupus ban do he thong

Thay đổi lối sống

Những thay đổi khác về lối sống có thể thực hiện để giúp kiểm soát tình trạng lupus ban đỏ gồm:

Tránh hút thuốc vì hút thuốc có thể làm hỏng nhiều cơ quan trong cơ thể và trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh lupus.

Hạn chế uống rượu vì rượu có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe của gan.

Tập thể dục như đi bộ, bơi lội, yoga vừa phải giúp ích cho sức khỏe tinh thần, tăng cường sức mạnh cho cơ thể, hỗ trợ sức khỏe của tim, phổi mà không có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp.

Giảm tình trạng căng thẳng và quản lý cuộc sống lành mạnh có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa tỷ lệ bùng phát lupus ban đỏ.

Chế độ ăn uống

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn, liên quan đến chức năng của hệ miễn dịch. Vì thế, người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ nhằm nâng cao thể chất, hạn chế triệu chứng bệnh và giảm tác dụng phụ cho thuốc gây ra.

Lọc máu DFPP có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lupus ban đỏ hệ thống hiệu quả. Hãy tham khảo về phương pháp lọc máu này để có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh hơn nhé!