Kiến thức bệnh lý

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Theo Bộ Y tế ghi nhận, ở Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng gần gấp đôi vào năm 2045. Tiểu đường có thể nói là bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này.

Bệnh tiểu đường là gì?

Đái tháo đường hay thường được gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, cơ thể không dung nạp được glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

benh tieu duong la gi

Nguyên nhân có thể do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà tuyến tụy tiết ra. 

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu theo nhiều cơ chế nhưng có một vài cơ chế chính sau:

Thứ nhất Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu. Trong trường hợp thiếu hụt insulin, glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa glucose vào máu gây ra đái tháo đường.

Thứ 2, Insulin gắn vào tế bào giúp vận chuyển glucose từ trong máu vào bên trong tế bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. Thứ 3, khi cơ thể hấp thu quá nhiều glucose, insulin sẽ chuyển glucose dư thừa thành glycogen dự trữ ở cơ và mô mỡ.

Nhìn chung, với bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin cũng đều dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Cách nhận biết dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Thông thường ở giai đoạn đầu, người bệnh đái tháo đường, kể cả đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Người bệnh dễ bỏ qua, để bệnh diễn biến âm thầm. Đến khi có các dấu hiệu biểu hiện ra ngoài thường đã nghiêm trọng.

Người bệnh có thể để ý cơ thể và quan sát các dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường như sau:

  • Ăn nhiều
  • Hay khát, uống nước nhiều
  • Đi tiểu nhiều
  • Sụt cân
  • Đau và tê ở bàn chân
  • Mắt nhìn mờ

Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, đặc biệt nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao (tiền sử gia đình, người thừa cân, béo phì, bị tiểu đường thai kỳ,…) nên thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên sâu về Nội tiết – Tiểu đường.

Thông qua bài viết này, locmauchudong.com mong rằng đã đưa đến cho các bạn những kiến thức bổ ích về bệnh tiểu đường. Đón xem các bài viết khác về bệnh lý trong chuyên mục Kiến thức bệnh lý của chúng tôi nhé!