Lọc máu chủ động là gì? Đây là một phương pháp lọc máu sử dụng 2 quả lọc để thanh lọc toàn bộ mạch máu, ngăn chặn xơ vữa, các cục máu đông,… nhằm giảm thiểu và ngăn chặn biến chứng các bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, ngăn biến chứng tiểu đường, đột quỵ…
Thông thường khi nhắc đến lọc máu, chúng ta thường nghĩ ngay đến kỹ thuật lọc máu dành cho các bệnh nhân mắc bệnh thận. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, lọc máu chủ động đã là một phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động phổ biến ở các nước y học phát triển. Trong đó một vài cơ sở ở Việt Nam cũng đã triển khai dịch vụ này, và DFPP là một trong số trung tâm lọc máu được Bộ Y tế cấp phép triển khai.
Vậy lọc máu chủ động là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về phương pháp chăm sóc sức khỏe mới này nhé!
Lọc máu chủ động là gì?
Liệu pháp lọc máu chủ động ( hay còn gọi là Lọc huyết tương bằng 2 quả lọc ), là kỹ thuật lọc máu tiên tiến sử dụng hai quả lọc để loại bỏ các phức hợp miễn dịch và các chất có trọng lượng phân tử cao ra khỏi huyết tương nhờ kích thước lỗ màng lọc siêu nhỏ, chỉ cho phép hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, albumin và các chất có trọng lượng phân tử thấp đi qua.
Lọc máu chủ động có thể loại bỏ trực tiếp mỡ máu xấu, các tạp chất, vi khuẩn, virus… trong máu, đưa chỉ số về mức an toàn, thanh lọc toàn bộ mạch máu, trả lại dòng máu sạch cho cơ thể. Lọc máu chủ động có thể giảm thiểu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng các bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, men gan cao, dị ứng, lupus ban đỏ, hỗ trợ ngăn chặn biến chứng tiểu đường…
Nguyên lý hoạt động của lọc máu chủ động?
- Ống truyền lấy máu từ tay bên này, và ống truyền dẫn máu sạch ở tay bên kia (hoặc có thể lấy ở các vùng ven khác trên cơ thể).
- Hệ thống quả lọc 1: Phân tách huyết tương và tế bào máu. Hệ thống quả lọc 2: Loại bỏ tạp chất và chất gây bệnh trong máu.
- Sau đó tế bào máu và huyết tương sạch sẽ được tổng hợp lại và trả lại vào cơ thể.
- Quá trình lọc máu diễn ra khoảng 120 phút, diễn ra nhẹ nhàng và không gây bất cứ khó chịu nào. Sau khi lọc xong có thể ra về mà không cần lưu viện.
Những đối tượng nào phù hợp với lọc máu chủ động?
Độ tuổi phù hợp: từ 35 tuổi trở lên
Giới tính: cả nam và nữ
Tình trạng bệnh lý: chăm sóc sức khỏe chủ động hoặc có thể đang mắc một số bệnh lý như tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, men gan cao, lupus ban đỏ…
Quy trình lọc máu chủ động diễn ra thế nào?
Bước 1: Thăm khám lâm sàng và tư vấn cùng bác sĩ đầu ngành.
Bước 2: Khám sức khoẻ và xét nghiệm tổng quát.
Bước 3: Tiến hành lọc máu. Quá trình diễn ra khoảng 120 phút.
Bước 4: Kết thúc liệu trình lọc. Kỹ thuật viên sẽ lấy máu sau lọc để làm xét nghiệm, so sánh với kết quả trước khi lọc máu.
Bước 5: Nghỉ ngơi sau lọc và không cần lưu lại viện.