Công nghệ lọc máu

Lưu ý chế độ vận động sau lọc máu chủ động

Chuyên gia chia sẻ các lưu ý khi lọc máu chủ động. Chế độ ăn uống và tập luyện sau khi lọc máu chủ động có bị thay đổi so với trước lọc máu không?

Lọc máu chủ động ( DFPP ) – hay còn gọi là lọc huyết tương bằng 2 quả lọc là kỹ thuật lọc máu tiên tiến sử dụng hai quả lọc để loại bỏ các phức hợp miễn dịch và các chất có trọng lượng phân tử cao ra khỏi huyết tương nhờ kích thước lỗ màng lọc siêu nhỏ, chỉ cho phép hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, albumin và các chất có trọng lượng phân tử thấp đi qua.

Quy trình lọc máu chủ động DFPP diễn ra thế nào?

Bước 1: Thăm khám lâm sàng và tư vấn cùng bác sĩ đầu ngành.

Bước 2: Khám sức khoẻ và xét nghiệm tổng quát.

Bước 3: Tiến hành lọc máu DFPP. Quá trình diễn ra khoảng 120 phút.

Bước 4: Kết thúc liệu trình lọc. Kỹ thuật viên sẽ lấy máu sau lọc của bệnh nhân để làm xét nghiệm, so sánh với kết quả trước khi lọc máu.

Bước 5: Nghỉ ngơi sau lọc và không cần lưu lại viện.

Chế độ ăn sau lọc máu chủ động

loc mau chu dong dfpp
Happy and smiling asian senior man doing exercise and jogging or walking with relaxation for healthy in park outdoor after retirement during summer time. Health care elderly outdoor lifestyle concept.

Chế độ ăn đủ năng lượng, giàu đạm

Ưu tiên thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa..) hạn chế thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật (đậu, đỗ, vừng…)

Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể phòng chống suy dinh dưỡng. Tinh bột là nguồn cung cấp chính cho cơ thể chiếm 50 – 60 % tổng năng lượng khẩu phần.

Cần bổ sung dầu ăn khi chế biến các món ăn để tăng cường năng lượng: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cải.

Hạn chế thịt mỡ, phủ tạng, bơ, dầu dừa,… để giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

Chế độ ăn ít Phospho

Phospho trong máu nhiều có thể làm xương yếu, dễ gãy hơn, đau khớp, gây ngứa da.

Hạn chế những thực phẩm giàu phospho như yến mạch, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, đậu, socola, thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp, nội tạng..

Bên cạnh đó, cần dùng kết hợp chất kết dính Phophat để tránh tăng phospho máu như canxi cacbonat.

Chế độ ăn ít Kali

Nồng độ Kali trong máu cao sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến ngừng tim

Tránh thực phẩm có hàm lượng Kali cao như: chuối tiêu, chuối tây, nho, cam, mít, nhãn khô, vải khô, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, bánh quy, các loại hạt, nước dừa, tất cả nước trái cây và rau quả đóng hộp, trà café, cacao.

Kali có thể được giảm trong quá trình chuẩn bị rau bằng cách rửa ngâm, thái nhỏ và luộc với nồi nước đầy.

Vận động sau lọc máu chủ động cần chú ý những gì?

Đối với bệnh nhân lấy đường ven cơ bản ( ven 2 bên tay )

Bệnh nhân lọc máu xong chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 15 – 30 phút là có thể đi về mà không cần lưu viện. Sau khoảng 2 tiếng là có thể tháo bỏ băng tay mà không sợ bị chảy máu.

Bệnh nhân hoàn toàn có thể vận động và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên mọi hoạt động tập luyện thể dục thể thao vẫn nên để sang ngày hôm sau.

Đối với bệnh nhân lấy đường ven qua catheter

Vì một số lí do về tình trạng thể chất cũng như đường mạch máu mà một số trường hợp bác sĩ sẽ phải lấy ven thông qua catheter. Và vị trí được chọn thường là đường bẹn.

Với những trường hợp này, bệnh nhân sẽ ở lại nghỉ dưỡng từ 45 – 60 phút. Sau đó vận động đi lại nhẹ nhàng trong suốt ngày hôm đó. 

Băng gạc ở vùng lấy ven catheter cũng chỉ được tháo sau 12 giờ để phòng tránh trường hợp bị chảy máu. 

Mọi hoạt động thể thao sẽ phải dừng khoảng 1-2 ngày sau khi vết thương đã lành.