Kiến thức bệnh lý

Mỡ máu nên làm gì để cải thiện và ngăn chặn biến chứng?

Mỡ máu tăng là thủ phạm gây nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đột quỵ nguy hiểm. Vậy khi bị mỡ máu nên làm gì để cải thiện và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm?

Mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc kiểm soát mỡ máu là rất quan trọng để luôn có một sức khỏe tốt nhất.

1. Ăn thực phẩm tốt

Một vài thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm mỡ máu và cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn, bao gồm:

Giảm chất béo bão hòa: chất béo bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong thịt đỏ và các sản phẩm chế biến từ sữa đầy đủ chất béo. Khi sử dụng các loại thực phẩm này sẽ làm tăng tổng lượng cholesterol trong máu. Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa có thể giảm cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL), hay còn gọi là cholesterol xấu.

Loại bỏ chất béo chuyển hóa: chất béo trans, đôi khi được liệt kê trên nhãn thực phẩm là “dầu thực vật hydro hóa một phần” thường được sử dụng trong bơ thực vật và bánh quy. Chất béo trans làm tăng chỉ số cholesterol tổng thể. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm sử dụng dầu thực vật hydro hóa một phần.

mo mau nen lam gi

2. Tập thể dục thường xuyên và tăng cường hoạt động thể chất

Tập thể dục có thể cải thiện chỉ số cholesterol. Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), còn được gọi là cholesterol tốt.

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút/lần và năm lần một tuần. Hoặc tập aerobic trong 20 phút/lần và ba lần một tuần.

Tăng cường hoạt động thể chất, thậm chí trong khoảng thời gian ngắn vài lần một ngày, có thể giúp bạn giảm cân. Bạn có thể lựa chọn một số loại hình luyện tập sau đây:

  • Đi bộ nhanh hàng ngày
  • Đi xe đạp đi làm
  • Chơi một môn thể thao mà bạn yêu thích.

Để duy trì động lực tập luyện, bạn hãy xem xét việc tìm một người bạn tập thể dục cùng hoặc tham gia một nhóm tập thể dục, điều này sẽ giúp bạn có thêm hứng thú để tập luyện tốt hơn.

3. Bỏ thuốc lá

Nếu bạn đang hút thuốc lá thì việc bỏ thuốc lá sẽ giúp cải thiện chỉ số cholesterol HDL của bạn. Khi bạn làm điều này sẽ có nhiều lợi ích xảy ra một cách nhanh chóng:

Trong vòng 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ hồi phục sau khi tăng đột biến do hút thuốc lá.

Trong vòng ba tháng sau khi bỏ thuốc, tuần hoàn máu và chức năng phổi của bạn bắt đầu được cải thiện.

Trong vòng một năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn sẽ giảm chỉ bằng một nửa so với khi bạn hút thuốc lá.

4. Giảm cân

Việc vượt quá cân nặng chỉ một vài cân cũng có thể làm tăng chỉ số cholesterol. Những thay đổi nhỏ gộp lại có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể mà bạn không ngờ tới.

Nếu bạn thích uống đồ uống có đường, hãy chuyển sang uống nước lọc. Ăn nhẹ với bỏng ngô hoặc bánh mỳ, tuy nhiên cần theo dõi lượng calo mà bạn đã nạp vào. Nếu bạn thèm ăn một thứ gì đó ngọt , bạn hãy thử kẹo có ít hoặc không có chất đường.

Tìm cách kết hợp nhiều hoạt động hơn vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Chẳng hạn như sử dụng cầu thang bộ thay vì đi thang máy, đỗ xe xa hơn và đi bộ đến văn phòng của bạn. Đi dạo trong giờ nghỉ ngay tại nơi làm việc. Tăng cường các hoạt động như nấu ăn, làm vườn sau khoảng thời gian ngồi làm việc cả ngày.