Lọc máu chủ động DFPP có rất nhiều ưu điểm mà các phương pháp lọc máu khác không có được. Vậy lọc máu DFPP có nhược điểm gì không? Thử điểm danh các nhược điểm của lọc máu chủ động qua bài viết dưới đây nhé!
Lọc máu chủ động DFPP là gì?
Liệu pháp lọc máu chủ động DFPP ( hay còn gọi là Lọc huyết tương bằng 2 quả lọc ), là kỹ thuật lọc máu tiên tiến sử dụng hai quả lọc để loại bỏ các phức hợp miễn dịch và các chất có trọng lượng phân tử cao ra khỏi huyết tương nhờ kích thước lỗ màng lọc siêu nhỏ, chỉ cho phép hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, albumin và các chất có trọng lượng phân tử thấp đi qua.
Lọc máu chủ động DFPP có thể loại bỏ trực tiếp mỡ máu xấu, các tạp chất, vi khuẩn, virus… trong máu, đưa chỉ số về mức an toàn, thanh lọc toàn bộ mạch máu, trả lại dòng máu sạch cho cơ thể. DFPP có thể hỗ trợ điều trị các bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, men gan cao, dị ứng, lupus ban đỏ, hỗ trợ ngăn chặn biến chứng tiểu đường…
Trước khi liệt kê các nhược điểm của lọc máu chủ động DFPP, chúng ta hãy cùng điểm lại các ưu điểm mà các phương pháp lọc máu khách không có được của DFPP nhé!
Ưu điểm của lọc máu chủ động DFPP
- Chu trình lọc máu khép kín.
- Hệ thống lọc cá nhân hóa theo từng thể trạng.
- Phân tách được tế bào máu, huyết tương và các chất xấu trong máu.
- Hiệu quả chỉ sau 1 lần lọc kéo dài 120 phút.
Nhược điểm của lọc máu chủ động DFPP
Phương pháp nào cũng sẽ có cả ưu và nhược điểm. Vậy ngoài những ưu điểm tuyệt diệu kể trên thì DFPP sẽ có nhược điểm gì?
Không phải ai cũng có thể làm
Không có trường hợp nào chống chỉ định làm lọc máu DFPP. Người có bệnh hay người không có bệnh muốn chăm sóc sức khỏe chủ động đều có thể làm lọc máu chủ động DFPP.
Tuy nhiên một số người mắc các bệnh tim loạn nhịp, mới phẫu thuật đang trong giai đoạn phục hồi, đang mang thai… cũng không thể thực hiện dịch vụ lọc máu DFPP.
Ít cơ sở tại Việt Nam có lọc máu chủ động DFPP
Lọc máu chủ động DFPP là một phương pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến ở nước ngoài. Tuy nhiên ở Việt Nam lại chưa được nhiều người biết đến, cũng như khá ít cơ sở được cấp phép triển khai. Đây là một trong những nhược điểm của lọc máu chủ động lớn nhất.
Để được cấp phép, cơ sở đó phải đạt đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
- Được công ty chủ quản chuyển giao công nghệ lọc máu: phải có đầy đủ chứng chỉ lọc máu, cơ sở thực hiện phải được cấp phép.
- Bác sĩ thực hiện phải có đủ kinh nghiệm trong ngành lọc máu – chạy thận; có chứng chỉ lọc huyết tương bằng 2 quả lọc.
- Cơ sở thực hiện đạt chuẩn của Bộ Y tế, có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo an toàn cho khách hàng trong suốt quá trình lọc máu.
Chính những nhược điểm trên mà DFPP vẫn còn là một dịch vụ mới tại Việt Nam vì những tiêu chí sát sao để đảm bảo an toàn nhất cho khách hàng.